Keo ong Pháp và tác dụng kháng khuẩn từ nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y khoa của Hoàng Gia, Vương Quốc Anh

Ở Việt Nam và các nước đang phát triển, nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng đặc tính kháng khuẩn từ keo ong kết hợp với đặc tính làm dịu họng từ dịch chiết các loại cây như Xô Thơm Địa Trung Hải, Marshmallow trong phòng và điều trị các bệnh viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thay thế cho kháng sinh là một giải pháp hữu ích nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh đặc biệt trên trẻ nhỏ.

Keo ong bao gồm một loạt các chất nhựa, gôm và balsamic, có độ nhớt cao, được ong thu thập và sản sinh ra trên một số bộ phận nhất định của cây (chồi, vỏ cây). Sau đó, chúng được thay đổi bằng cách thêm các chất tiết nước bọt và sáp. Các loài cây chính được biết để sản xuất keo ong là thông, linh sam, vân sam, dương, cây alder, liễu...Tùy theo từng vùng địa lý và các phương pháp thu thập, thành phần, tính chất và tác dụng của keo ong có thể khác nhau. Để chứng minh tác dụng dược lý của keo ong, các nhà khoa học đã tiến hành nhiều nghiên cứu từ năm 1908, trong đó tác dụng được biết đến phổ biến nhất là kháng khuẩn từ keo ong Pháp.

 

Nghiên cứu được tiến hành bởi Thạc Sỹ, Bác Sỹ J.M.Grange, Khoa Vi khuẩn học, Viện Nghiên cứu Quốc gia Tim & Phổi - London, Vương Quốc Anh. Dịch chiết trong cồn của keo ong thu thập từ vùng Boiron et Cie, Lyon, Pháp được thử nghiệm trên 20 chủng vi khuẩn bao gồm: Staphylococcus aureus, Staph. Epidermis, Enterococcus spp, Pseudomonas aeruginosa, E.coli, Corynebacterium diphteriae.

 

Kết quả thu được từ nghiên cứu: ở nồng độ pha loãng 1:20 trong môi trường nuôi cấy thạch dinh dưỡng, keo ong hoàn toàn ức chế sự phát triển của vi khuẩn gram dương như Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng), Staph. Epidermis (tụ cầu da), Corynebacterium diphteriae (bạch hầu). Những chủng này chủ yếu gây bệnh viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp trên, viêm da. Ngoài ra, keo ong hạn chế một phần sự phát triển của vi khuẩn gram âm như Pseudomonas aeruginosa, E.coli gây nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.

 

Ở Việt Nam và các nước đang phát triển, nhiễm khuẩn vẫn là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh. Việc sử dụng đặc tính kháng khuẩn từ keo ong kết hợp với đặc tính làm dịu họng từ dịch chiết các loại cây như Xô Thơm Địa Trung Hải, Marshmallow trong phòng và điều trị các bệnh viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên thay thế cho kháng sinh là một giải pháp hữu ích nâng cao sức đề kháng tự nhiên, giảm tỷ lệ sử dụng kháng sinh đặc biệt trên trẻ nhỏ.

 

Nguồn Journal of Royal Society of Medicine