Facebook thực sự có lợi cho sức khỏe tinh thần của con người

Chúng ta thường tin rằng sử dụng mạng xã hội có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần của con người. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng mạng xã hội có thể góp phần làm giảm nguy cơ trầm cảm và lo lắng ở người trưởng thành.

Facebook – mạng xã hội lớn nhất hành tinh - đã suy giảm đáng kể danh tiếng của họ trong những năm gần đây với một loạt tai tiếng, trong đó không thể không nhắc tới vai trò của họ trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và mới đây nhất là vụ lùm xùm về việc để lộ thông tin người dùng.

Hơn nữa, các nghiên cứu đã khuyến cáo rằng mạng xã hội có thể gây ra các sang chấn tâm lý, cô đơn, và trầm cảm. Một nghiên cứu trong năm 2019 đã cho thấy việc không sử dụng Facebook đã làm cho những người tham gia nghiên cứu cảm thấy hạnh phúc hơn. (http://web.stanford.edu/~gentzkow/research/facebook.pdf)

Tuy nhiên, một nghiên cứu vào năm 2018 trên những sinh viên đang sử dụng mạng xã hôi đã cho thấy sử dụng mạng xã hội khoảng 30 phút một ngày có thể giúp con người cải thiên sức khỏe tinh thần. (https://guilfordjournals.com/doi/10.1521/jscp.2018.37.10.751)

Giáo sư Keith Hampton - chuyên gia về thông tin và truyền thông tại Đại học Michigan State, Mỹ, đã tiến hành phân tích các tác động của Facebook trên người lớn nhằm phản bác lại ý kiến rằng mạng xã hội là tác nhân chính gây nên cuộc khủng hoảng sức khỏe tinh thần ở Mỹ. Kết quả của ông được công bố trên tờ Journal of Computer-Mediated Communication.

Theo thống kê từ Học viện Quốc gia Sức khỏe Tinh thần của Mỹ, có tới hơn 50 triệu người lớn ở Mỹ mắc các chứng bệnh liên quan đến tâm thần. Những chứng bệnh này bao hàm nhiều tình trạng khác nhau như bệnh trầm cảm và rối loạn lo âu, với mức độ từ trung bình đến rất nghiêm trọng.

Phân tích tác động của Facebook trên người trưởng thành

Giáo sư Hampton tin rằng vấn đề của các nghiên cứu trước đó chính là họ chỉ tập trung vào nhóm đối tượng là sinh viên và những người trẻ.  Thực tế chứng minh nhiều người trẻ thường trải qua các tình trạng cảm xúc hỗn loạn trong những giai đoạn đầu đời, và chính điều này ảnh hưởng đáng kể đến kết quả nghiên cứu.

Giáo sư Hampton phát biểu: “Một thoáng nhìn vào cảm xúc lo lắng của các bạn trẻ ngày nay và kết luận rằng cả một thế hệ trẻ đang bị bế tắc vì mạng xã hội mà bỏ qua các thay đổi đáng chú ý hơn của xã hội thực, như những tác động kéo dài của cuộc Đại suy thoái, như sự gia tăng của các gia đình chỉ sinh một con, như sự già hóa của các bậc phụ huynh và sự bảo vệ con cái của họ, nhu cầu đi học của trẻ em, hay sự tăng trưởng các khoản nợ của các sinh viên.”

Ông đã truy cập vào dữ liệu nghiên cứu năm 2015 và 2016 từ hàng ngàn người trưởng thành tham gia trong hội thảo nghiên cứu Panel Study of Income Dynamics (PSID), là nghiên cứu quy mô hộ gia đình dài nhất thế giới. Trong một phần của báo cáo PSID, những người tham gia khảo sát đã trả lời một loạt các câu hỏi về việc sử dụng mạng xã hội và tác động của nó đối với sức khỏe tâm thần của họ.

Cấu trúc độc đáo của PSID đã giúp phân tích mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Tổng cộng đã có 5.129 người trả lời những câu hỏi này trong cả năm 2015 và 2016, và 3.790 người trong số này có các thành viên khác trong gia đình mình cũng đã hoàn thành cả hai cuộc khảo sát.

Ngoài ra, Giáo sư Hampton đã kiểm tra giả thuyết liên quan đến hệ quả xã hội, điều mà ông cho rằng nghiên cứu trước đó đã không suy xét tới. Hệ quả xã hội nên được xem xét đưa vào các yếu tố xã hội có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần ngoài tầm kiểm soát của một cá nhân, chẳng hạn như những người có thu nhập thấp hoặc những người ở tầng lớp dưới của xã hội.

Các phát hiện cho thấy 63% người dùng mạng xã hội ít gặp phải các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm và lo lắng so với những người không sử dụng các trang mạng này. Giáo sư Hampton cho rằng điều này là do mạng xã hội giúp họ dễ dàng giữ liên lạc với các thành viên gia đình đặc biệt là các họ hàng xa và cũng giúp họ tiếp cận thông tin liên quan đến sức khỏe và y tế.

Rối loạn tâm lý và các yếu tố xã hội

Cuộc khảo sát đã hỏi những người tham gia về tần suất họ sử dụng mạng xã hội và yêu cầu họ trả lời bằng năm mức độ khác nhau, từ sử dụng "mỗi ngày" đến "vài lần một tuần", "một lần một tuần" và"ít hơn một lần một tuần" hoặc “không bao giờ."

Những người tham gia cũng trả lời những câu hỏi về sức khỏe tâm thần của họ, bao gồm các trải nghiệm về các triệu chứng tâm lý. Một lần nữa, họ trả lời bằng cách sử dụng thang đo với năm mức độ riêng biệt, từ “tất cả các lần" cho đến "không có lần nào".

Kết quả cho thấy một số nhóm người trưởng thành nhất định có nhiều khả năng gặp phải mức độ rối loạn tâm lý cao hơn. Những người này bao gồm phụ nữ, người da đen hoặc người Mỹ gốc Phi và người gốc Tây Ban Nha. Những yếu tố khác như có trình độ học vấn thấp, thu nhập gia đình hoặc sự bất ổn định trong tình trạng nhập cư, cũng như vấn đề hôn nhân cũng ảnh hưởng đến tâm lý của người trưởng thành.

Những phát hiện quan trọng khác cho thấy sức khỏe tâm thần của một người có thể ảnh hưởng đến sự rồi loạn về tâm lý mà một thành viên khác trong gia đình gặp phải nếu cả hai cá nhân đó đều sử dụng cùng một trang mạng xã hội.

Tác động của các các nền tảng công nghệ mạng xã hội cũng thay đổi tùy thuộc vào mạng xã hội mà người đó ưa thích cũng như mức độ sử dụng của họ với mạng xã hội đó.

Giáo sư Keith Hampton kết luận: "Ngày nay, chúng ta có những dữ liệu nhỏ nhoi đang diễn ra trên điện thoại di động và trên bảng tin Facebook, và những mối quan hệ đó có thể ảnh hưởng đối với những thứ như sức khỏe tâm thần."

Nguồn: medicalnewstoday