Bạn có ngủ đủ giấc không?

Để có một sức khỏe tốt thì việc ngủ đủ giấc rất quan trọng đối với mỗi người dù ở lứa tuổi nào đi chăng nữa. Chúng ta hãy tìm hiểu thêm để biết hằng ngày bạn có ngủ đủ giấc không nhé?

Mọi người sẽ thường ngủ ít lại vì nhu cầu công việc, gia đình hay thậm chí vì những chương trình giải trí đặc sắc trên tivi. Nhưng nếu bạn để việc ngủ không đủ giấc trở thành thói quen thường xuyên, nó sẽ gia tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành và đột quị, trí nhớ kém, và thậm chí có nguy cơ tử vong. Chỉ một hôm thiếu ngủ cũng gây ảnh hưởng đến ngày hôm sau của bạn. Đừng ngạc nhiên, có thể bạn cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn. Trước hết bạn sẽ thấy tâm trạng ngày hôm ấy tệ, giảm năng suất làm việc và có nhiều khả năng dính vào một tai nạn.

 

Độ dài của giấc ngủ thay đổi khi bạn lớn lên. Theo nghiên cứu của Học viện Y học về Giấc ngủ Hoa Kỳ và Hội Nghiên cứu Giấc ngủ khuyến nghị:

 

Nhóm tuổi

 

Số giờ ngủ khuyến nghị mỗi ngày

Trẻ sơ sinh

4-12 tháng

12-16 giờ mỗi 24 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)

Trẻ mới biết đi

1-2 năm

11-14 giờ mỗi 24 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)

Lứa tuổi mầm non

3-5 năm

10-13 giờ mỗi 24 giờ (bao gồm cả ngủ trưa)

Thanh thiếu niên

6-12 năm

8-10 giờ mỗi 24 giờ

Người trưởng thành

18-60 năm

7 giờ trở lên mỗi đêm

 

Chất lượng giấc ngủ

 

Ngủ đủ giấc quan trọng nhưng chất lượng giấc ngủ cũng rất cần thiết. Dấu hiệu của chất lượng giấc ngủ kém bao gồm cảm thấy buồn ngủ hoặc mệt mỏi ngay cả khi ngủ đủ giấc, thức dậy nhiều lần vào ban đêm và có các triệu chứng rối loạn giấc ngủ (như ngáy hoặc thở hổn hển). Có một chu trình giấc ngủ tốt có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ của bạn. Nếu bạn có các triệu chứng rối loạn giấc ngủ, chẳng hạn như ngáy hoặc buồn ngủ vào ban ngày sau khi đã ngủ một giấc trọn vẹn, hãy báo cho bác sĩ của bạn nhé.

 

Những thói quen để cải thiện giấc ngủ

 

Có những thói quen quan trọng để cải thiện tốt giấc ngủ của bạn

 

  • Hãy tuân thủ chu trình sinh học của bạn. Hãy ngủ vào một giờ cố định mỗi tối và thức dậy ở một giờ cố định buổi sáng kể cả các ngày trong tuần.
  • Phòng ngủ của bạn nên yên lặng, tối, cảm giác thư giãn và có nhiệt độ thích hợp.
  • Tránh xa các thiết bị điện tử như tivi, máy tính và điện thoại thông minh khỏi phòng ngủ
  • Không ăn quá no; sử dụng rượu, bia, các chất kích thích trước khi đi ngủ.
  • Không hút thuốc lá
  • Tập thể dục có thể giúp bạn dễ ngủ hơn vào ban đêm.

 

Nguồn: Trung Tâm Phòng Ngừa và Kiểm Soát Bệnh Tật – Hoa Kỳ (CDC)